BẠN CÓ HIỂU ĐÚNG VỀ LÀN ĐƯỜNG DỪNG KHẨN CẤP TRÊN CAO TỐC?

Nếu thường xuyên di chuyển trên cao tốc, bạn có thể sẽ để ý đến một làn đường trong cùng ở rìa ngoài gần như không có xe di chuyển trong đó. Đó chính là làn đường dừng khẩn cấp. Tuy nhiên có rất nhiều tài xế không biết hoặc biết nhưng cố tình vi phạm, lợi dụng làn đường này thông thoáng, không có xe cộ lưu thông làm nơi vượt.

1. Làn đường dừng khẩn cấp là gì?

Ý tưởng về làn đường dừng khẩn cấp bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960. Làn đường dừng khẩn cấp này sẽ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường cao tốc, mặc dù ở một số nơi làn đường này được loại bỏ để tạo thêm làn đường cho xe chạy.

Trong trường hợp có làn đường dừng khẩn cấp thì chiều rộng tiêu chuẩn là 3,3 mét, đủ rộng cho một chiếc xe tải lớn. Đáng chú ý, nó phân biệt với các làn đường chính bằng một vạch sơn liền màu trắng phản quan, nhờ vậy sẽ tạo ra các tiếng rít khi bánh xe đè qua, giúp cảnh báo người lái rằng họ đã đi lệch ra làn đường này.
Kết quả hình ảnh cho làn dừng khẩn cấp trên cao tốc

Thường không có biển báo riêng dành cho làn khẩn cấp, nếu có thì chỉ là biển báo phân loại mặt đường là làn khẩn cấp cứng (hard shoulder) hoặc làn khẩn cấp mềm (soft shoulder). Làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê tông giống mặt đường chính. Làn khẩn cấp mềm thường là phần lề đường bằng đất, sỏi… Hiện nay ở 1 số nước thì người ta loại bỏ làn đường này để tạo thêm làn đường cho xe chạy. Ở Việt Nam điều này vẫn chưa được sự chấp thuận rộng rãi.

2. Làn dừng khẩn cấp được sử dụng như thế nào?

Có thể xét tới 1 số trường hợp khẩn cấp như xe bị hư hỏng, thủng lốp xe. Nếu đang lái xe rơ moóc và phần rơ moóc đó gặp phải trục trặc hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe thì có thể được quyền sử dụng mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến pháp luật.

Tài xế cần lưu ý, ngay cả trong trường hợp có tắc đường, cũng không được lách qua để di chuyển trên làn đường này. Hành động này có thể tồn tại những rủi ro khôn lường hoặc cản trở xe của các cơ quan chức năng khi làm nhiệm vụ khẩn cấp. Muốn vượt thì bạn phải sử dụng làn sát với tim đường, hay sát dải phân cách chính giữa.
Bổ sung ngay kiến thức về làn dừng khẩn cấp trên cao tốc nếu không muốn bị phạt

3. Cách dừng xe vào làn dừng khẩn cấp

- Khi di chuyển trên đường, gặp tình huống khẩn cấp và muốn dừng lại, bạn nên bắt đầu đánh lái về phía bên phải, đồng thời nhanh chóng bật đèn cảnh báo nguy hiểm, đặc biệt là vào ban đêm để những chiếc xe ở phía sau biết bạn đang muốn chuyển làn đường.

- Khi xe dừng hẳn bạn nên đánh tay lái về phía bên phải để đảm bảo rằng, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra là có một chiếc xe khác đâm vào xe bạn thì xe bạn cũng sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính. Và không quên là kéo phanh tay để tránh trường hợp xe lăn bánh tự do.

- Tìm số điện thoại khẩn cấp - thường được ghi trên các tấm bảng báo hiệu để liên hệ với dịch vụ cứu hộ. Nếu có thể, hãy nhìn xung quanh để xem có các chỉ dấu của đường cao tốc không. Những tấm bảng nhỏ với các con số bên trên là thứ duy nhất giúp các dịch vụ cứu hộ biết được vị trí của bạn và họ sẽ đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.
--------------------------------------

🚧Travel Better - Drive Easier🏥🚧 🚧
🏥 Address: 62/20 Cư Xá Lữ Gia, P.15, Q11, HCM
📞 Hotline: 0888 254 168
📝Fanpage: @Ansharegroup



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages